Theo nghị định 100 nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt ít nhất 2 triệu và mức cao nhất lên tới 40 triệu đồng. Nhưng phải thông qua máy đo nồng độ cồn thì mới biết được con số này. Vậy nếu bạn lỡ uống một chút bia rượu hoặc cocktail thì làm sao để biết mình đã có thể bị phạt hay chưa? Dưới đây là cách kiểm tra nồng độ cồn ngay trên điện thoại các bạn có thể tham khảo.
Nồng độ cồn trong máu được tính toán dựa trên giới tính, số cân nặng, độ rượu và lượng rượu, bia uống vào. Nồng độ này tính trong quãng thời gian 30-70 phút sau khi uống rượu bia. Bác sĩ Trần Văn Bảo, Trưởng khoa xét nghiệm II, Bệnh viện Bưu điện, các phương pháp tự tính trên mang tính chất tương đối, bởi có những yếu tố không định lượng như thể trạng lúc uống, tình trạng sức khỏe tổng thể,… Với những người có gan yếu hoặc cơ thể chuyển hóa chậm, thời gian đào thải cồn sẽ lâu hơn. Về mặt cảm tính, mức độ “say” của những người khác nhau hoặc cùng một người tại thời điểm khác nhau, cũng khác nhau. (Theo: Alcohol.org)
Các bước đo nồng độ cồn trên Smart phone
Đầu tiên các bạn truy cập trang web. https://nongdocon.duthaho.com/
Đây là trang web lập ra với mục đích giúp bạn có thể tự kiểm tra nồng độ cồn của bản thân xem đã vượt qua giới hạn hay chưa. Bạn hãy nhập vào các thông tin cần thiết kể cho ra kết quả chính xác nhất như chiều cao, cân nặng, giới tính, loại bia rượu mà bạn uống, số lượng uống và thời gian uống,…
Sau khiên điền xog các thông số bạn nhấn vào “Đo” hệ thống sẽ trả về cho bạn: số ml bia rượu bạn đã uống, số còn lại trong cở thể, nồng độ cồn trong máu, thời gian để bia rượu tan đi, và lời khuyên bạn có nên tham gia giao thông tiếp hay không hay là nên nhờ người khác chở về.
- Làm lon nhẹ nhàng
- Kết quả với 4 lon
- Một lần chơi lớn 6 lon
Lưu ý: Kết quả ước tính nồng độ cồn trong hơi thở không hoàn toàn chính xác vì còn những yếu tố khác ảnh hưởng lên kết quả như yếu tố di truyền, tình trạng sức khỏe, thói quen phá mồi hay đi đái của mỗi người…Do đó, để đảm bảo an toàn 100% tốt nhất “Đã uống rượu bia thì không lái xe” nhé!